Đây là vấn đề mới. Làng nghề thì rộng lớn và du lịch nông thôn tuy là một loại hình phổ cập ở các nước châu Âu, song Việt Nam lại chưa xác định rõ về khía cạnh này.
Để tiện trao đổi, có lẽ trước hết chúng ta cần thống nhất về khái niệm và cách nhìn về lịch sử phát triển của huyện trong quá khứ và xu hướng tương lai để làm rõ vai trò của nông nghiệp nông thôn huyện nhà trong phát triển và từ đó cùng thống nhất phạm vi trao đổi.
Làng miến, tương, tiểu hổ Cự Đà (Cự Khê)
Thuật ngữ làng nghề được hình thành trong quá trình phát triển hoạt động tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ trong xã hội nông thôn ở quy mô thôn bản (gọi chung là làng) trong thời gian phát triển hoat động phi nông.
Làng nghề tạo ra bộ phận kinh tế ngày càng lớn theo sự mở rộng quy mô hoạt động, Đa dạng hoá làng nghề thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển theo hướng công nghiệp hoá và đô thị hoá, tạo sự giàu có và thịnh vượng ở nông thôn.
Làng miến, tương, tiểu hổ Cự Đà (Cự Khê)
Làng nghề thúc đẩy mạnh dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, thương mại và dịch vụ mà người dân không phải rời bỏ nông thôn. Đây là vấn đề mang ý nghĩa lớn trong quá trình công nghiệp hoá đất nước.
Có 2 loại làng nghề(LN): LN truyền thống thường chỉ có một nghề tồn tại từ trên 50 năm. Làng tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá địa phương được truyền từ đời này qua đời khác; LN mới ra đời từ sự lan truyền của LN truyền thống hoăc du nhập từ nơi khác đến nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương.
Trong quá trình phát triển hoạt động sản xuất nông nghiệp thường đan xen cùng ngành nghề, do người dân trong làng thực hiện và hình thành lớp nghệ nhân hoặc thợ chế tác giỏi với những bí quyết riêng được lưu truyền từ đời này qua đời khác.
Giò, chả, bánh, tăm hương Hồng Dương
Trong quá trình phát triển, LN phụ thuộc vào điều kiện kinh tế như vốn, kết cấu hạ tầng, trình độ công nghệ, nguyên vật liệu, quy mô hoạt động…; truyền thống nghệ nhân với thợ có tay nghề tạo sản phẩm độc đáo là những giá trị vô hình và chính sách định hướng, tạo thuận lợi cho sự hình thành và phát triển.
Đối với du lịch nông thôn (DLNT): Là hình thức đi về những vùng quê, tìm đến nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi hoặc được thưởng thức những hương vị, bản sắc đặc trưng.
Những năm thuộc thập niên 1980 DLNT được xem là loại hình du lịch phổ biến ở các nước châu Âu. Ở các những quốc gia đang phát triển, người ta coi đó là công cụ tổ chức laị nông thôn, đa dạng hoá thu nhập nông nghiệp góp phần xoá đói giảm nghèo, bảo tồn bản sắc văn hoá truyền thống, phát huy sức mạnh cộng đồng và bảo vệ môi trường.
DLNT bao gồm du lịch tự nhiên, du lịch làng xã, du lịch nông nghiệp và văn hoá cội nguồn. Theo đó, du lịch tự nhiên là loại hình đưa du khách về những nơi có nhiều cảnh vật mang tính đặc thù để tìm hiểu về những điều mới lạ.
Trong DLNT du khách được tham quan và tham gia vào các hoạt động nông nghiệp truyền thống và thực hành nông nghiệp địa phương. Phát triển DLNT sẽ góp phần tích cực vào bảo tồn di sản văn hoá thông qua những hình thức du lịch hướng về nguồn cội.
Du lịch là nột hình thức xuất khẩu hàng hoá nông nghiệp tại chỗ, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, được xác định là hướng đi giúp xoá đói giảm nghèo và phát triển cộng đồng nông thôn bền vững.
Tham gia đa dạng hoá du lịch nông thôn giúp nâng cao hiệu quả giáo dục, huấn luyện và tăng cường kỹ năng cộng đồng trong phát triển nông nghiệp sinh thái. Phát triển DLNT là giải pháp căn cơ để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và thu nhập cho cư dân, đảm bảo tính công bằng và phát huy tối đa nội lực của mỗi địa phương.
DLNT là một xu hướng phát triển bền vững trên thế giới, ở.nước ta đã có nhiều mô hình thành công mang lại hiệu quả kinh tế xã hội thiết thực. Phát triển DLNT gắn với phát triển sản phẩm OCOP góp phần thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là việc rất cần làm
Thanh Oai là một huyện ở phía Nam Hà Nội, cách trung tâm thành phố 15 km, có vị trí địa lý phía Đông giáp huyện Thường Tín;Tây giáp huyện Chương Mỹ; Nam là huyện Ứng Hòa và huyện Phú Xuyên; phía Bắc giáp quận Hà Đông và huyện Thanh Trì. Huyện có diện tích tự nhiên 142,31km2 và Dân số trên 185.400 người với 13% theo đạo Thiên Chúa.
Từ thời đại Hùng Vương, Thanh Oai đã là trung tâm của nhà nước Văn Lang (Kinh đô của các vua Hùng). Vào triều vua Lý Cao Tông (1176 - 1210), năm 1207 địa hương Thanh Oai được đổi là huyện Thanh Oai. Năm 1831, vua Minh Mạng lập tỉnh Hà Nội. Huyện Thanh Oai lúc đó thuộc phủ Ứng Hòa của tỉnh Hà Nội. Năm 1888, người Pháp lập tỉnh Hà Đông, khi đó Thanh Oai thuộc Hà Đông.
Qua nhiều thay đổi, đến ngày 21 tháng 4 năm 1965, tỉnh Hà Tây được thành lập theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo đó, huyện Thanh Oai thuộc tỉnh Hà Tây gồm 26 xã ( Bích Hòa, Biên Giang, Bình Minh, Cao Dương, Cao Viên, Cự Khê, Dân Hòa, Đỗ Động, Đồng Mai, Hồng Dương, Hữu Hòa, Kiến Hưng, Kim An, Kim Thư, Liên Châu, Mỹ Hưng, Phú Lãm, Phú Lương, Phương Trung, Tam Hưng, Tân Ước, Thanh Cao, Thanh Mai, Thanh Thùy, Thanh Văn, Xuân Dương ).
Nghề làm nón ở Cao Dương
Theo Nghị quyết Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII (ngày 29 tháng 5 năm 2008), từ ngày 1 tháng 8 năm 2008, tỉnh Hà Tây giải thể. Theo đó, huyện Thanh Oai thuộc thành phố Hà Nội; toàn Huyện có 21 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm thị trấn Kim Bài (huyện lỵ) và 20 xã (Bích Hòa, Bình Minh, Cao Dương, Cao Viên, Cự Khê, Dân Hòa, Đỗ Động, Hồng Dương, Kim An, Kim Thư, Liên Châu, Mỹ Hưng, Phương Trung, Tam Hưng, Tân Ước, Thanh Cao, Thanh Mai, Thanh Thùy, Thanh Văn, Xuân Dương ) tồn tại cho đến ngày nay.
Cùng với đà phát triển đi lên của Thủ đô, Thanh Oai đã có nhiều đổi khác phía Bắc và Đông Bắc huyện đã trở thành những khu công nghiệp và đô thị mới, các trục lộ giao thông lớn đã hình thành mạng liên kết công thương nghiệp thuận lợi. Quốc lộ 21B là huyết mạch giao thông của huyện, từ Hà Đông đi chùa Hương, đến Hà Nam, qua thị trấn Kim Bài và nhiều khu dân cư; Đường trục phía Nam Hà Nội xuyên qua huyện đã được nâng cấp thành Quốc lộ 21C. Ngoài ra còn có tỉnh lộ 71 nay là tỉnh lộ 427 và tuyến đường sắt vành đai phía Tây Hà Nội chạy qua phía Đông Bắc để tới ga Văn Điển. Nhiều làng quê đã trở thành phố thị và đặc biệt nhiều xưởng sản xuất công nghiệp dân doanh đã mọc lên trong khắp các làng xóm ven đô.
Đến nay, vùng đất trăm nghề Thanh Oai đã có rất nhiều làng nghề truyền thống và làng nghề mới được mở rộng như: nón Chuông và cả xã Phương Trung; Làm quạt giấy, lồng chim, quang gánh, đèn kéo quân, chế biến gỗ ở Canh Hoạch (Dân Hòa); Làng nghề điêu khắc gỗ Dư Dụ (Thanh Thùy); Làng nghề tạc tượng Vũ Lăng (Dân Hòa); Làng nghề bún Kỳ Thủy (Bích Hòa); Làng nghề chế biến gỗ Tiên Lữ (Dân Hòa); Làng nghề cơ khí Gia Vĩnh, Rùa Thượng, Dụ Tiền vàTừ Am thuộc xã Thanh Thùy); Nghề làm nón ở Cao Dương;pháo Bình Đà; Giết mổ gia súc tại xã Bình Minh; làng trứng gia cầm Châu Mai (Liên Châu); Làng nghề giò chả Ước Lễ; làm mũ, nón lá ở xã Tân Ước; Làng nghề mây tre đan thôn Mùi (Bích Hòa) Làng miến, tương, tiểu hổ Cự Đà (Cự Khê); Trồng lá dong Tràng Cát (Kim An); Làng nghề bún Thanh Lương (Bích Hòa); Giò, chả, bánh, tăm hương Hồng Dương; Chế biến lương thực Nga My Thượng (Thanh Mai); Làng nghề thêu ren ở Cao Mật (Thanh Cao); Nón Động Giã (Đỗ Động); Làng nghề vòng nón Đôn Thư (Kim Thư);Nghề khâu bóng thể thao ở Tam Hưng; Làng mộc truyền thống Áng Phao (Cao Dương); Giò chả, thực phẩm Hoàng Trung (Hồng Dương)…
Danh sách chưa kiệt kê được hết, song có điều chắc chắn là hương sắc làng nghề là phần không thể thiếu được khi bàn về đất trăm nghề Thanh Oai.
Đến Thanh Oai vào bất cứ xã nào, người ta đều cảm nhận được không khí sôi động của các làng nghề. Sự phát triển làng nghề đã góp phần cải thiện sinh kế người dân, làm kinh tế xã hội của địa phương ngày một phồn vinh và xa hơn nó còn góp phần bảo tồn những di sản văn hoá truyền thống quê hương.
Có lẽ rằng nhiều nơi cần phát triển mở rộng làng nghề như ở Thanh Oai, nhưng phần đông các làng nghè nghề còn gắn với với sản xuất quy nô nhỏ của nền sản xuất bông nghiệp truyền thống. Trong xu thế phát triển công nghệ hiện nay, để phát triển nông thôn bền vững và đáp ứng nhu cầu mở mang đô thị, rất cần mở mang làng nghề theo hướng áp dụng công nghệ thông tin và công nghệ số.
Trao đổi về mảng du lịch nông thôn, có dịp điền dã về những vùng quê ven sông Đáy, sông Nhuệ chúng tôi nhận thấy, hiếm có nơi nào lại giàu di tích lịch sử và danh thắng như miền đất này với rất nhiều Đình, chùa, đền, miếu được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia.
Thanh Oai có nhiều di tích người xưa để lại với những hiện vật và nhiều câu chuyện đang được lưu truyền, nếu được khai thác và sử dụng hợp lý đây sẽ là nguồn tư liệu du lịch giáo duc truyền thống cội nguồn vô cùng quý giá đối với Thủ đô.
Thanh Oai đang biến đổi từng ngày trước sức lan toả của Công nghiệp hoá và Đô thị hoá. Nhiều trung tâm mới mọc lên đã làm thay đổi bộ măt nông thôn khiến người mới đến đang rất ngỡ ngàng.
Không gian nông nghiệp đô thị là một hệ thống liên hoàn từ ngoại vi với cảnh quan nông nghiệp trù phú đến những phố thị hiện đại ở trung tâm đang được thể hiện cụ thể trên đất Thanh Oai. Phát triển mô hình không gian nông nghiệp gắn với công trình kiến trúc để hình thành mô hình công trình công nông nghiệp đô thị thông minh đang là vấn đề cấp bách đặt ra.
Vành đai 4 xuyên qua Thanh Oai đã có quyết định khởi công, nhiều trung tâm đô thị và khu công nghiệp dịch vụ đã được xây dựng. Với vai trò cửa ngõ phía Nam, Thanh Oai sẽ trở thành trung tâm chung chuyển hàng hoá và dịch vụ lớn cho khu vực nội đô. Nhu cầu cuộc sống đang đặt ra những yêu cầu to lớn đối với lương thực thực phẩm chế biến và hàng tiêu dùng trong các làng nghề và vui chơi giải trí trong các hoat động du lịch giáo dục trải nghiệm.
Ngoài việc xây dựng những mô hình chuyên canh cây trồng vật nuôi kết hợp du lịch sinh thái như hoa cây cảnh, rau củ quả, lương thực thực phẩm, chăn nuôi gia súc gia cầm dựa trên lợi thế sẵn có; rất cần mở mang những làng nghề chuyên sâu áp dụng những cồng nghệ mới để sản xuất những mặt hàng tinh xảo với chất lượng cao để phục vụ nhu cầu đô thị. Đô thị hoá phát triển cùng với yêu cầu nội thị tăng cao, nhu cầu hàng tiêu dùng, nhất là sản phẩm OCOP và giao thương nông sản hàng hoá được dự báo gia tăng lớn sẽ là thuận lợi lớn để mở mang làng nghề trong khu vực nông thôn.
Cách trung tâm Thủ đô không xa với hệ thông đường giao thông thuận lợi nối liền với các làng ven đô, mở mang các làng sinh thái kết hơp cùng du lịch trải nghiệm, tâm linh và giáo dục cội nguồn là một thế mạnh có thể phát huy. Các làng ven sông với hệ thống dình chùa đền miếu gắn liền với nhiều chứng tích cổ xưa và phong cảnh đẹp đều có thể trở thành những địa danh du lịch cần đến để hiểu về di tích cội nguồn.
TH
Link nội dung: https://dantriviet.vn/phat-trien-lang-nghe-ket-hop-mo-hinh-du-lich-giao-duc-trai-nghiem-a10765.html