Để từ một học sinh trở thành tân sinh viên tại thời điểm này cũng không quá khó. Khi tốt nghiệp THPT Quốc gia, học sinh có thể lựa chọn một trường học phù hợp với khả năng học tập của bản thân như đại học, cao đẳng, trung cấp và trở thành một tân sinh viên như mình mong ước.
Giữa hai bậc học phổ thông và học đại học, cao đẳng, trung cấp có nhiều sự khác biệt về cách thức, hình thức học tập. Do đó, để đạt được mục tiêu của mình cho dù học ở trình độ nào thì các tân sinh viên cần chủ động trong việc học và nhận biết được sự khác biệt giữa học sinh và tân sinh viên.
Dưới đây là 5 điểm khác biệt về cách học của tân sinh viên và học sinh các tân sinh viên cần biết:
1. Học sinh và tân sinh viên khác nhau ở môn học
Với học sinh cho dù là THCS hay THPT thì các môn học ở các khối lớp là giống nhau, cùng một chương trình và phổ rộng trong phạm vi cả nước. Các kiến thức học sinh phổ thông mặc dù đã có tình vận dụng kiến thức trong thực tế nhưng các môn học mang tính phổ biến, kiến thức chung. Cùng một trình độ nhưng học sinh khác lớp, khác trường, khác địa phương vẫn có thể học cùng nhau mà không có sự khác biệt.
Với tân sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp cho dù có học cùng hệ đào tạo thì chỉ có các môn cơ sở chung là giống nhau – số lượng các môn này rất ít, các môn cơ sở chuyên ngành và các môn chuyên ngành là khác nhau. Vì thế, tân sinh viên khó có thể cùng nhau học nhóm như học sinh phổ thông nếu học khác ngành nghề.
2. Học sinh và tân sinh viên khác nhau về mục tiêu học tập
Đối với học sinh phổ thông cần hoàn thành chương trình học theo quy định ở bậc học THCS hoặc THPT.
Đối với tân sinh viên, ngay từ khi bước vào trường học ở bậc học này đã phải xác định rõ kết thúc khóa học là có bằng cấp loại khá, giỏi trở lên, có nghề, làm được nghề, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động sau khi ra trường để có việc làm, có thu nhập và nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.
Với mục tiêu trên, tân sinh viên phải xây dựng kế hoạch học tập riêng cho mình trong suốt khoảng thời gian học 4 năm, 3 năm hay 2 năm tương ứng với bậc học mà mình đang theo học.
3. Học sinh và tân sinh viên khác nhau về phương pháp học tập
Đối với học sinh thì phương pháp học mặc dù có chủ động, tích cực trong học tập nhưng khối lượng kiến thức cũng hoàn thành theo yêu cầu, nhiệm vụ học tập được giáo viên giao. Học sinh chỉ cần học thuộc, nắm vững kiến thức như giáo viên đã truyền đạt, rèn luyện bài đầy đủ, có vận dụng kiến thức nhưng không nhiều.
Với tân sinh viên, thật ngỡ ngàng khi chúng ta học tập trên lớp không phải là thầy đọc trò chép như học sinh phổ thông mà phải nghe giảng, theo dõi tài liệu học tập và tự ghi chép theo cách hiểu của mình, phải thực hiện tự nghiên cứu tài liệu, giáo trình có liên quan đến môn học.
Phương pháp học tập của sinh viên là tự học, tự nghiên cứu, chủ động học tập, tổng quan được kiến thức, biết phân tích so sánh, tổng hợp kiến thức từ nhiều nguồn thông tin khác nhau để rút ra kiến thức cơ bản và vận dụng các kiến thức đó vào thực tế ngành học.
Học đi đôi với hành là phương pháp học tập cơ bản của sinh viên, nhất là đối với các sinh viên học cao đẳng, trung cấp thời gian học thực hành chiếm hơn 70% thời gian học tập. Do vậy, sinh viên phải có phương pháp học tập phù hợp để kết quả học tập đạt được là cao nhất.
Đối với học sinh thời gian được xây dựng trên thời khóa biểu theo kế hoạch của nhà trường dưới sự quản lý của giáo viên tại trường và cha mẹ ở nhà. Khung thời gian đó diễn ra hàng tuần cố định cho đến hết học kỳ và năm học.
Thời gian học tập của sinh viên chỉ chịu sự quản lý của giảng viên trên lớp, ít có sự quản lý của gia đình, đối với sinh viên đi học xa nhà thì việc quản lý thời gian của gia đình là không có.
Trong thời gian học, sinh viên được nghỉ một số tiết nhất định theo quy định, quy chế và vẫn có thể hoàn thành môn học khi nghỉ học đúng theo quy định. Do vậy việc quản lý thời gian của sinh viên là tự chủ động sắp xếp thời gian hợp lý giữa việc học với các công việc cá nhân khác đảm bảo hoạt động học tập vẫn đạt hiệu quả cao.
Chính vì tự quản lý thời gian nên nhiều sinh viên chưa biết sắp xếp thời gian khoa học, hợp lý có thể dẫn đến hậu quả là không được thi, phải học lại… để đảm bảo quá trình học tập vừa tốn kinh phí, vừa mất thời gian. Các bạn tân sinh viên cần trang bị cho mình các kỹ năng khi học ở bậc học này và quản lý thời gian một các tối ưu và hiệu quả.
5. Sinh viên không có “lưu ban”
Với học sinh phổ thông nếu không đạt đủ khối lượng kiến thức của các môn học được đánh giá theo mỗi học kỳ, một môn học nào đó có điểm tổng kết dưới 5.0 mà tính trung bình trung cả học kỳ vẫn trên 5.0 thì được lên lớp. học sinh có thể lưu ban ở lại.
Với sinh viên, nếu không có phương pháp học tập phù hợp, tự quản lý, sắp xếp thời gian không tốt sẽ dẫn đến là sinh viên không đủ điều kiện dự thi hết môn do nghỉ quá thời gian quy định hoặc điểm tích lũy thấp trong quá trình học.
Những trường hợp như vậy, sinh viên sẽ bị nợ môn và phải học lại môn học đó có thể cùng với các lớp khác có cùng môn học hoặc với các khóa sau khi nào bạn tích lũy đủ các môn trong thời gian quy định bạn sẽ đủ điều kiện xét tốt nghiệp.
Việc nhận biết những điểm khác biệt nói trên giữa học sinh và sinh viên không phải tân sinh viên nào cũng biết và không phai tan sinh viên nào cũng biết khắc phục những hạn chế của mình so với điều kiện học ở bậc học đại học, cao đẳng, trung cấp.
Khi tân sinh viên chưa nhận biết rõ được sự khác biệt đó thì chính giảng viên của các cơ sở đào tạo sẽ hướng dẫn các em vượt qua những trở ngại, rào cản đó bằng các môn học kỹ năng ngay khi mới bước vào học kỳ đầu tiên.
Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội là cơ sở giáo dục đào tạo có uy tín trên địa bàn Thủ đô và các tỉnh phía Bắc, được hinh thành và phát triển hơn 58 năm qua.
Trong đào tạo ngoài việc đảm bảo chất lượng đào tạo, sinh viên có kỹ năng nghề cao sau khi ra trường thì trong quá trình học tập nhà trường chú trọng phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên.
Môn học kỹ năng phát triển bản thân được trang bị ngay cho sinh viên năm thứ nhất, đây chính là điều kiện để sinh viên tiếp cận rèn luyện kiến thức kỹ năng mềm, đồng thời cũng tạo điều kiện cho sinh viên có những tiết học giải quyết những tình huống thực tế trong cuộc sống.
Để xóa hết nhưng rào cản về sự khác biệt giữa học sinh và sinh viên, các bạn hãy lựa chọn trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội vừa được học nghề vừa có thời gian thanh xuân rực rỡ và ý nghĩa.
Để trở thành sinh viên của trường hoặc tìm hiểu thêm về nhà trường hãy bấm theo các đường link dưới đây nhé!
Phương Nam
Link nội dung: https://dantriviet.vn/5-diem-khac-biet-ve-cach-hoc-cua-tan-sinh-vien-va-hoc-sinh-a44940.html