Phóng viên: Thưa luật sư, làm sao để người tiêu dùng có thể biết sản phẩm mỹ phẩm họ mua đảm bảo an toàn?
Luật sư: Mỹ phẩm là hóa chất hoặc chế phẩm được sử dụng trực tiếp trên da, hệ thống lông tóc và khoang miệng của con người với mục đích làm sạch làm đẹp, làm thơm hoặc duy trì cơ thể ở trạng thái tốt. Do tiếp xúc trực tiếp với cơ thể nên nó có ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng và được Bộ Y tế quản lý chặt chẽ.
Theo quy định tại Thông tư 06/2011/TT-BYT về quản lý mỹ phẩm, sản phẩm mỹ phẩm phải được cấp phiếu công bố mỹ phẩm trước khi được vào lưu thông trên thị trường. Đây là loại giấy phép do cơ quan y tế cấp, xác nhận sản phẩm đó an toàn với sức khỏe con người.
Số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm
Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân, người tiêu dùng nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nếu mua hàng từ các đơn vị bán hàng nhỏ lẻ thì nên yêu cầu được xem phiếu công bố mỹ phẩm do cơ quan nhà nước cấp. Phiếu công bố được cấp dạng điện tử nên việc cung cấp cho người tiêu dùng là hết sức dễ dàng.
Phóng viên: Hiện nay cơ quan nhà nước có chế tài nào để buộc các cơ sở kinh doanh thực hiện đúng quy định này không, thưa luật sư?
Luật sư: Chính phủ có quy định cụ thể các mức xử phạt và hình thức cảnh cáo với hành vi không thực hiện công bố mỹ phẩm như sau trong Điều 68 Nghị định 117/2002/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế và Khoản 19 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP sửa đổi nghị định 155/2018/NĐ-XP và nghị định 117/2020/NĐ-CP
Theo đó, hành vi đưa sản phẩm mỹ phẩm ra lưu thông khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hoặc hành vi đưa sản phẩm mỹ phẩm ra lưu thông sau thời điểm số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hết thời hạn mà chưa công bố lại theo quy định của pháp luật bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Ngoài ra, cơ sở kinh doanh còn bị đình chỉ hoạt động kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm trong thời hạn từ 03 đến 06 tháng và bị Buộc thu hồi và tiêu hủy sản phẩm mỹ phẩm vi phạm.
Phóng viên:, Luật sư có thể cho biết họ nên làm gì để tránh việc bị xử phạt thưa luật sư.
Ở góc độ người kinh doanh mỹ phẩm, tổ chức/cá nhân kinh doanh trước tiên phải làm thủ tục công bố mỹ phẩm. Thủ tục này thực hiện tại Bộ Y tế với sản phẩm nhập khẩu và Sở Y tế với sản phẩm sản xuất trong nước. Cơ quan y tế sẽ xem xét hồ sơ, nếu các thành phần đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng thì sản phẩm sẽ được cấp số công bố lưu hành mỹ phẩm. Trường hợp không chỉ là đơn vị kinh doanh, không có nhân viên có hiểu biết về hóa dược và pháp luật, các doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ công bố mỹ phẩm của các đơn vị tư vấn pháp luật uy tín để tránh việc làm hồ sơ sai sót, thời gian xin giấy phép kéo dài gây lãng phí về tiền bạc và bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.
Phóng viên: Xin cảm ơn luật sư về những chia sẻ hữu ích ngày hôm nay.
Đôi nét về khách mời
“Luật sư Trần Thị Hiền hiện là Phó giám đốc Công ty Luật LAVN (LAVN LAW FIRM). Bà Hiền bắt đầu làm việc trong lĩnh vực tư vấn pháp luật từ năm 2009 và đã có hơn 12 năm kinh nghiệm trong công tác tư vấn pháp luật. Bà Hiền có thế mạnh trong tư vấn hợp đồng, pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật đầu tư nước ngoài và công bố sản phẩm. Bà Hiên từng phụ trách việc xin giấy tờ pháp lý cho các sản phẩm của các nhãn hàng lớn tại Việt Nam như: Vitality’s, Chanel, Saraya…”