Viện trưởng Viện Kinh tế - Văn hóa và Nghệ thuật nói gì về sự giao thoa văn hóa của Thủ đô Hà Nội

08/10/2024 09:02

Hà Nội, trái tim của Việt Nam, nổi bật với nền văn hóa và nghệ thuật phong phú, phản ánh chiều sâu lịch sử và tâm hồn con người nơi đây. Qua hàng thế kỷ, văn hóa và nghệ thuật đã định hình bản sắc thủ đô, từ ca trù, tranh dân gian đến văn học hiện đại. Sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại không chỉ làm phong phú đời sống tinh thần, mà còn tạo nên một Hà Nội độc đáo, luôn vươn ra thế giới. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên của chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Vương Xuân Nguyên, Viện trưởng Viện Kinh tế - Văn hóa và Nghệ thuật.

 

Những yếu tố nào góp phần định hình văn hóa Thủ đô Hà Nội trong suốt 70 năm qua?

Trong chiều dài hơn 1.000 năm lịch sử, với những biến thiên qua các thời kỳ, Hà Nội để lại một hệ thống giá trị và trầm tích văn hóa vô cùng phong phú, cả về vật thể lẫn phi vật thể. Hà Nội có gần 6.000 di tích lịch sử và văn hóa, hơn 1.800 di sản phi vật thể, và đặc biệt là 1.350 làng nghề truyền thống. Các làng nghề này hội tụ những tinh hoa văn hóa từ khắp các vùng miền. Tuy thời gian 70 năm chỉ là một chặng ngắn trong hành trình dài 1.000 năm của thủ đô, nhưng đây là giai đoạn chuyển đổi quan trọng, đánh dấu Hà Nội là thủ đô của cả nước, mang dấu ấn văn hóa ngàn năm văn hiến.

Hà Nội xác định rằng văn hóa và con người là yếu tố then chốt, được cụ thể hóa trong Luật Thủ đô. Một trong những định hướng là ưu tiên phát triển ngành công nghiệp văn hóa, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong cái đó yếu tố nào là quan trọng nhất ở đây chính là những cái yếu tố khai thác những cái giá trị văn hóa à, Như là các cái giá trị về các cái di tích lịch sử rồi các cái giá trị về làng nghề rồi các cái giá trị về văn hóa phi vật thể để mà phục vụ cái nhiệm vụ là phát triển ngành công nghiệp văn hóa để mà phát triển những cái ngành như là những cái ngành nông nghiệp tức là lấy phát triển kinh tế nhưng mà dựa vào văn hóa. Rõ ràng là với Chính sách này Hà Nội đã đi đúng hướng, đã thu hút lượng lớn du khách đến Hà Nội, chiếm một phần ba tổng lượng khách du lịch của cả nước. Sau khi thực hiện Nghị quyết 09, Hà Nội đã đóng góp hơn 3,5% GDP từ các ngành công nghiệp văn hóa. Cùng với đó thì hệ thống các cái chính sách

Đặc biệt trong cái dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng thủ đô này là một cái dịp để chúng ta nhìn lại những cái giá trị văn hóa lịch sử đóng góp vào những cái thành tựu kinh tế văn hóa xã hội trong dòng chảy lịch sử 70 năm qua.

Vậy thì ông có nhận định như thế nào về vai trò của các hoạt động văn hóa và nghệ thuật trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của Hà Nội?

Vâng, chúng ta biết là, trong hành trình 70 năm qua, nó chia ra mấy cái giai đoạn để mà phát triển văn hóa Hà Nội. Giai đoạn đầu là giai đoạn thời chúng ta gọi là thời Hậu chiến, để chúng ta dùng toàn bộ những cái hoạt động văn hóa, nghệ thuật, cũng như là các cái di tích, phục vụ vào cái việc tuyên truyền những tình yêu quê hương, đất nước, để mà chúng ta khôi phục lại một hình ảnh, một đất nước anh hùng, trải qua một chiều dài mấy ngàn năm lịch sử.

02c3160a6474dd2a8465-1728302949.jpg

Ông Vương Xuân Nguyên - Viện trưởng Viện Kinh tế - Văn hóa và Nghệ thuật

Đặc biệt, trong thời đại Hồ Chí Minh, chúng ta đã có những giai đoạn mở đầu, từ Chiến thắng Điện Biên Phủ đến ngày Giải phóng Thủ đô, để khẳng định rằng, mặc dù là một đất nước nhỏ bé, nhưng với truyền thống ngàn năm văn hiến, chúng ta đã đánh đổ những chế độ đế quốc, những kẻ thù của đất nước. Chúng ta có thể thấy rằng, Việt Nam, sau hơn 30 năm hội nhập, đã nhìn thấy một diện mạo văn hóa mới, một xung lực nội lực mà chúng ta có thể phát triển, cùng với yếu tố con người để phát triển đất nước như ngày hôm nay.

Đặc biệt, Việt Nam thực sự đã trở thành "bếp ăn" và “điểm đến” của nhiều khu vực trong thế giới, và UNESCO đã chọn thủ đô của chúng ta trở thành một thành phố sáng tạo. Trong suốt 10 năm nay, Hà Nội đã trở thành điểm đến hấp dẫn, được nhiều tổ chức du lịch đánh giá cao. Đó chính là những điều mà chúng ta có thể nhìn thấy xuyên suốt chiều dài lịch sử, những giá trị cốt lõi về văn hóa, lịch sử, truyền thống của ông cha, đã được trao truyền và gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Ngày hôm nay, đặc biệt với sự lãnh đạo và định hướng của Đảng, đại hội 13 vừa qua cũng đã xác định rằng, văn hóa thực sự trở thành một trong những yếu tố then chốt để chúng ta có thể phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Ông có thể cho biết sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại đã ảnh hưởng như thế nào đến đời sống tinh thần của người dân Hà Nội và điều này đã góp phần tạo nên sự độc đáo của thành phố khi vươn ra thế giới ra sao?

Vừa qua, Luật Thủ đô đã quy định rất rõ yếu tố văn hóa và con người sẽ là yếu tố quyết định. Ngành công nghiệp văn hóa sẽ trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn. Hà Nội cũng đã tiến hành công nhận hơn 300 làng nghề và làng có nghề truyền thống. Trong số hơn 1.350 làng nghề, rõ ràng là Hà Nội đang phát huy những giá trị truyền thống. Hiện tại, Hà Nội xác định hai yếu tố này hài hòa với nhau, xác định giữ gìn yếu tố truyền thống và hiện đại, khai thác những giá trị văn hóa của truyền thống để phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và hội nhập của Thủ đô.

Chỉ riêng trong năm 2024, Hà Nội đã diễn ra và khôi phục lại rất nhiều lễ hội, với mục tiêu phát triển kinh tế gắn với phát triển du lịch văn hóa. Ví dụ, chúng ta có thể thấy những lễ hội như hoa đào, quất cảnh đã được khôi phục lại. Chúng ta cũng có thể thấy lễ hội sen đã được khôi phục lại, và gần đây là lễ hội sinh vật cảnh thành phố Hà Nội. Rõ ràng, các hoạt động lễ hội không chỉ được tổ chức tại các làng nghề mà còn được tổ chức tại trung tâm Hà Nội. Thông qua đó, tạo ra những cơ hội kết nối cho người dân Thủ đô trong nội thành với các làng nghề, giúp cho bạn bè quốc tế, các du khách đến Việt Nam nhiều hơn.

Việt Nam cũng như Thủ đô Hà Nội sẽ thực sự trở thành một điểm đến hấp dẫn, và thành phố Hà Nội sẽ trở thành một trong những thành phố đáng sống, một thành phố du lịch mà mọi người muốn đến. Đồng thời, Hà Nội sẽ lan tỏa những giá trị văn hóa như trước đây ông cha ta đã làm – một thành phố văn hiến, hòa bình và sáng tạo. Tiếp nối, chúng ta sẽ trở thành một thành phố văn minh, hiện đại, đáng sống, là niềm tự hào của những người con đất Việt. Hà Nội thực sự đúng như tên gọi của nó trong suốt chiều dài 70 năm qua – nhắc đến Hà Nội là nhắc đến một niềm tin và hy vọng.

Minh Trí